Việc xây dựng mô hình chuyển đổi số cấp xã nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn, nâng cao kỹ năng số cho người dân, mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ số, giúp người dân dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và các nét văn hóa đặt trưng của địa phương trên môi trường số.
Thực hiện thực hiện Kế hoạch số 2140/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thực thí điểm chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh năm 2021 và kế hoạch số 1350/KH-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách về việc triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn huyện Chợ Lách năm 2021; theo đó Long Thới được chọn làm xã thí điểm thực hiện mô hình chuyển đổi số cấp xã của huyện Chợ Lách.
Từ đó Ủy ban nhân dân xã đã đặt ra yêu cầu: Thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp xã cần đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của địa phương, giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết của địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên công nghệ số.
Tận dụng, huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa phục vụ thí điểm chuyển đổi số cấp xã.
Thực hiện chuyển đổi số giúp bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người dân, phát huy các thế mạnh của địa phương, tạo động lực giúp cho phát triển kinh tế - xã hội.
Các dịch vụ phục vụ chuyển đổi số tạo được sự tin tưởng, thu hút sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo người dân.
Để thực hiện đạt những yêu cầu trên, Ủy ban nhân dân xã Long Thới đã tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số và kết quả đạt được như sau:
- Công tác chỉ đạo điều hành
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch số 701/KH-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 về việc triển khai chuyển đổi số trên địa bàn xã Long Thới năm 2021. Tham mưu Đảng ủy xã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển số, quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, phân công thành viên Ban Chỉ đạo và thành lập tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo.
Ủy ban nhân dân xã đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số cho Cán bộ, công chức và cà hệ thống chính trị của xã. Đồng thời thực hiện triển khai các kế hoạch lồng ghép trong các cuộc họp giao ban tuần, và giao ban tháng, sơ kết, tổng kết … đài truyền thanh xã hàng tháng có ít nhất 01 chuyên mục về chuyển đổi số, trong bản tin họp tổ NDTQ hàng tháng thường xuyên có chuyên mục thông tin chuyển đổi số, công tác tuyên truyền được phối hợp chặt chẻ với các ban ngành, mặt trận, đoàn thể, chi tổ hội ở các ấp, đặc biệt là trong các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, sinh hoạt tổ NDTQ.
Thành lập 01 tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, 10 tổ chuyển đổi số cộng đồng ấp/10 ấp, trong đó chọn ấp Long Hòa làm tổ triển khai thí điểm. Thành lập nhóm Zalo các tổ chuyển đổi số, để trao đổi, gởi tài liệu hướng dẫn hoạt động tổ chuyển đổi số, và tài liệu tuyên truyền chuyển đổi số.
Qua đó, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Đồng thời gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã.
2. Kết quả thực hiện chuyển đổi số
a.Về đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng số
Xã đã lắp đặt hệ thống wifi miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của xã và phòng họp trực tuyến cho Ủy ban nhân dân xã với hệ thống Webcam Logitech và Smart Tivi.
b.Về Chính quyền số
100% cán bộ, công chức xã đã được đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; được cấp và sử dụng thư điện tử công vụ; sử dụng tốt hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice, văn bản đi đến của xã được gửi nhận liên thông qua môi trường mạng và đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của văn bản điện tử; thực hiện ký số văn bản đầy đủ; đồng thời đưa vào sử dụng trang thông tin điện tử của xã https://longthoi.gov.vn,
Kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4: cấp xã 87 dịch vụ công (48 dịch vụ công mức độ 3, 39 dịch vụ mức độ 4) lên cổng dịch vụ công của tỉnh, tổng số hồ sơ DVCTT giải quyết trên hệ thống đạt 90%.
c.Về Kinh tế số
Hầu hết người dân, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn xã được tuyên truyền các chủ trương chính sách về chuyển đổi số thông qua tổ chức hội nghị triển khai trực tiếp và trực tuyến, thông qua các cuộc họp tổ nhân dân tự quản hàng tháng, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã; Qua đó đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về kiến thức chuyển đổi số để nâng dần sự hưởng ứng thực hiện.
Tập trung thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn xã, trước tiên nêu cao tinh thần trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã.
Triển khai và lắp đặt hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Hỗ trợ đưa 50 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Toàn xã 50 hộ tham dự tập huấn, hướng dẫn cho các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử postmart.vn và sàn voso.vn. Thực hiện Chương trình hỗ trợ 1.000 doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025, xã đã đăng ký tham gia tập huấn cho 05 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn về hóa đơn điện tử, chữ ký số, Webside thương mại điện tử, phần mềm quản trị Microsoft Teams; tổng đài chăm sóc khách hàng, giải pháp tăng nhận diện thương hiệu.
d.Xã hội số
Về y tế số: triển khai hệ thống Telehealth cho các trạm y tế xã với hệ thống Hội nghị truyền hình MCU Clould Basic, tuyên truyền hướng dẫn người dân cài đặt “Sổ sức khỏe điện tử”, VNEID và PC-COVID, phần mềm quản lý nhà thuốc, thực hiện nhắn tin tiêm chủng mở rộng cho đối tượng trẻ em, phụ nữ.
Giáo dục số: 100% trường học được kết nối đường truyền băng thông rộng; học sinh trên địa bàn xã được tiếp cận internet và học trực tuyến. Ngoài ra, UBND xã, Viettel tỉnh đã làm việc với các trường mua sắm thêm các thiết bị để triển khai phần mềm K12online, triển khai phần mềm quản lý văn bằng chứng chỉ.
Triển khai mô hình “Camera an ninh” trên địa bàn xã, camera có hỗ trợ AI trên các trục đường chính của xã.
- Đánh giá:
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm hỗ trợ của Sở Thông tin và Truyền thông, sự phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn của Viettel Bến Tre, của Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Chợ Lách trong quá trình triển khai thực hiện.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác triển khai và tuyên truyền chuyển đối số, tự đó nhận thức củ cán bộ, công chức, doanh nghiệp, và người dân về chuyển đổi số ngày càng được nâng lên.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành đã góp phần thay đổi diện mạo nền hành chính, phương thức, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức.
b.Khó khăn
Việc tập huấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn xã kiến thức về TMĐT; tập huấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn xã kiến thức về TMĐT; diễn đàn, hội thảo giới thiệu chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số tuy có triển khai thực hiện, nhưng chưa mang lại hiệu quả cao.
Dù đã được đầu tư một phần, nhưng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân xã vẫn chưa đảm bảo, một số máy vi tính, máy in xuống cấp chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 chưa phát huy được hiệu quả do công tác tuyên truyền chưa mang lại hiệu quả cũng như nhận thức của người dân và doanh nghiệp về dịch vụ công còn hạn chế; chậm thay đổi thói quen đến trực tiếp các cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục hành chính; còn e ngại mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, do đó hiệu quả dịch vụ công trực tuyến chưa cao.
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của thành viên Tổ chuyển đổi số cộng đồng ấp chưa đồng đều, chưa phát huy hết vai trò, chức năng của Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
- Bài học kinh nghiệm
Khi bắt đầu triển khai thực hiện phải xác định và đánh giá cụ thể, rõ ràng được điều kiện về con người, hạ tầng, trình độ, điều kiện tiếp cận công nghệ của người dân tại địa phương để từ đó xây dựng được giải pháp triển khai có tính sát thực và phù hợp.
Đồng thời, phải tuyên truyền tích cực bằng nhiều hình thức khác nhau để cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp hiểu thế nào là chuyển đổi số, chuyển đổi số ở lĩnh vực nào và mang lại lợi ích như thế nào thì quá trình triển khai thực hiện mới có thể thuận lợi, thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp.
Lãnh đạo địa phương, cán bộ, công chức cần có sự quyết tâm vào cuộc tích cực trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện đặc thù của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên, từng bộ phận.
Đặc biệt, để chuyển đổi số bền vững và thành công, cần xây dựng được đội ngũ, lực lượng tham gia xung kích, tích cực để triển khai các nhiệm vụ, lực lượng chủ lực và cụ thể ở đây là Tổ chuyển đổi số cộng đồng mà lực lượng nòng cốt là Đoàn Thanh niên.
Không để người dân đứng ngoài cuộc
Không thể phủ nhận những hiệu quả, lợi ích mà chuyển đổi số đem lại, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã thực sự trở thành cuộc cách mạng với nhiều quốc gia, trên nhiều ngành, lĩnh vực.
Chuyển đổi số ở cấp xã mới bắt đầu và cũng đã thể hiện được những hiệu quả ưu việt, nhưng vẫn còn nhiều “khoảng trống”. Mà khoảng trống lớn nhất là từ chính người dân.
Cái khó hiện nay là làm thế nào để người dân tiếp cận được và cùng đồng hành, cùng thực hiện. Trên thực tế, số lượng người dân biết và thực hiện các dịch vụ công ở xã vẫn còn khá khiêm tốn, do trình độ không đồng đều, việc thực hiện các thao tác trên điện thoại thông minh chưa tốt, thêm vào đó, nhiều người còn tâm lý đến tận xã giải quyết cho... chắc chắn.
Để người dân có thể biết quy trình, thủ tục của các dịch vụ công, cán bộ công chức xã phải thực hiện 2 việc, vừa nhận hồ sơ, giấy tờ bản giấy, vừa đồng thời “cầm tay chỉ việc” cho người dân làm các thao tác trên điện thoại thông minh theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Chuyển đổi số cấp xã là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ giúp thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, xóa đi ranh giới giữa người dân ở hai khu vực và thực hiện đúng quan điểm “lấy người dân làm trung tâm” theo định hướng của kế hoạch chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên chuyển đổi số cấp xã là một quá trình lâu dài để thay đổi từ tư duy, nhận thức của cả người dân và đội ngũ cán bộ, đòi hỏi sự quyết tâm cao của cả người dân và chính quyền, để công cuộc chuyển đổi số đạt được hiệu quả tối ưu./.